Nếu bạn bất cẩn làm rơi điện thoại xuống nước, ngoại trừ những dòng máy cao cấp có tính năng chống nước, thì bạn cũng cần phải “sơ cứu” ngay cho chúng.
Kết cục thường thấy của những chiếc điện thoại bị nhúng nước là hỏng bo mạch bên trong do chập điện, dẫn đến không thể sửa chữa. Tuy nhiên, nếu hành động kịp thời và đúng cách, những chiếc điện thoại bị rơi vào nước vẫn có thể hoạt động trở lại bình thường, bằng một vài bước dưới đây.
1. Nhanh chóng đưa điện thoại ra khỏi nước
Ngay khi phát hiện điện thoại của mình bị nhiễm nước, bạn ngay lập tức phải đưa nó ra khỏi việc tiếp xúc với nước càng nhanh càng tốt. Chỉ cần một vài giây chần chừ, ngây người ra nhìn thì nước đã nhanh chóng xâm nhập vào điện thoại qua các khe hở của điện thoại.
2. Tắt điện thoại ngay lập tức và tháo các bộ phận
Một số người có thói quen bật màn hình lên để xem máy “còn sống hay không”, tuy nhiên điều này vô tình lại khiến cho máy của bạn bị hỏng nặng hơn. Do đó, sau khi đã đưa smartphone ra khỏi chỗ tiếp xúc với nước, bạn hãy tắt nguồn và tháo pin (nếu có thể). Các bộ phận sau khi tháo cần đặt riêng rẽ trên khăn giấy hoặc khăn bông.
Không nên cầm máy và vẩy để cho nước văng ra ngoài, điều này không những không có lợi mà ngược lại còn có hại hơn. Vì khi vẩy máy, lại khiến cho nước có khả năng lọt sâu hơn vào các bộ phận bên trong.
Bạn có thể tháo điện thoại để cho nó nhanh khô, tuy nhiên nếu bạn không có gói bảo hành mở rộng từ nơi mua thì hãy làm thế còn nếu có thì hãy mang điện thoại đến nơi bảo hành để trung tâm bảo hành sửa chữa cho bạn.
Lưu ý rằng nhiều thiết bị sẽ rất khó sửa chữa. Nếu bạn chưa tháo điện thoại bao giờ thì cũng hãy bỏ qua bước này.
Bạn có thể thấm khô điện thoại bằng khăn. Tránh lau quá mạnh vì sẽ khiến nước bên trong máy loang ra, gây hư hỏng các bo mạch. Hãy chấm nhẹ để thấm bớt nước khỏi điện thoại. Không nên sử dụng máy sấy. Nhiệt độ sẽ làm nóng các bo mạch và làm hỏng điện thoại.
4. Làm sạch với bình xịt khí nén sau khi mở điện thoại ra
Bạn có thể dùng bình khí nén để xịt vào các bo mạch của điện thoại cũng như các chi tiết khác sau khi tháo ra để làm sạch nước bám trên nó, bạn cần chú ý đến các nơi như các lỗ mở trên thân máy như như loa, microphone, đế sạc pin và tai nghe. Đặc biệt nên chú ý đến cổng sạc bởi nếu còn nước nó sẽ bám vào pin về sau.
5. Dùng gạo hoặc gói hút ẩm
Bước cuối cùng để cứu một chiếc điện thoại đó chính là bạn hãy cho nó vào thùng gạo rồi phủ kín lên nó, gạo hút ẩm rất tốt, việc gạo hút ẩm sẽ giúp điện thoại khô ráo nhanh chóng, đây là một biện pháp nhanh chóng đơn giản và tiện lợi cực an toàn khi so với những phương pháp hút ẩm khác khi điện thoại của người dùng bị dính nước.
Sau 3 ngày, bạn hãy thử gắn pin, thẻ nhớ và SIM vào smartphone. Bạn thử xem máy có khởi động được không. Và khi khởi động thì các chức năng như tai nghe,, micro hay loa hoạt động đã bình thường chưa. Nếu chưa thì bạn cần phải mang smartphone tới các trung tâm uy tín để sửa chữa.
6. Những điều không nên làm?
Trong quá trình xử lý smartphone bị rơi xuống nước, bạn cần chú ý một vài điều không nên làm sau đây:
– Không sử dụng điện thoại trong bất cứ trường hợp nào.
– Không nhấn bất cứ phím hoặc nút nào.
– Không cố gắng đập, vỗ điện thoại để nước rơi ra.
– Không tháo rời các bộ phận của điện thoại vì nó có thể làm mất hiệu lực bảo hành của máy.
– Không cố gắng thổi điện thoại để mong bay bớt nước. Điều này thực tế chỉ càng làm quá trình xâm nhập vào các bộ phân trong điện thoại của nước ngày càng nhanh.
– Không dùng nhiệt để mong nước bốc hơi như máy sấy hay lò vi sóng.
– Không nên bỏ điện thoại vào tủ đông.
Di động V24h – Hệ thống điện thoại Bảo hành tốt nhất
Địa chỉ: 214 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng
Hotline: 0167.845.9999 – 0225.281.9999