Apple đã “thai nghén” con chip A11 Bionic như thế nào?

Sau sự kiện giới thiệu sản phẩm của Apple vừa rồi, cũng thật dễ hiểu nếu như thứ ấn tượng nhất mà bạn nhớ đến chính là chiếc điện thoại iPhone X. Thế nhưng, hãy nhớ rằng nếu không có sức mạnh cực kỳ ấn tượng của bộ vi xử lý A11 Bionic, thì có lẽ chiếc iPhone X đã không thể làm được nhiều điều như thế.

Apple – nơi khởi nguồn những ý tưởng táo bạo, điên rồ

Đối với Apple, việc phát triển CPU là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình tạo ra một chiếc iPhone, và hãng luôn cảm thấy tự hào với sản phẩm của mình.

“Chúng ta đang ở thời kỳ mà con chip trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần định hình nên thế hệ sản phẩm mới” – phó chủ tịch bộ phận Marketing thế giới của Apple, ông Phil Schiller, chia sẻ.

 

Trong buổi ra mắt sản phẩm, Shiller đã giới thiệu một loạt những tính năng mới được trang bị trên chiếc iPhone, và trình chiếu hình ảnh của một con chip với những phần được đánh dấu xanh trên đó. Tất cả đều là những khu vực nhỏ trên con chip A11, với khả năng đảm nhận thực hiện những tính năng khác nhau trên chiếc iPhone. Quả thật khó tin, rằng một con chip bé nhỏ như vậy thôi lại có thể đảm nhận nhiều việc đến thế.

“Con chip này là kết quả của những nỗ lực bắt nguồn từ 10 năm trước trong việc tự thiết kế CPU của riêng mình, bởi chúng tôi biết rằng đó là cách tốt nhất để có thể có được khả năng tối ưu tuyệt đối con chip cho hệ thống cũng như phần mềm của Apple,” ông Johny Srouji chia sẻ.

 

Srouji chia sẻ thêm rằng, khi Apple thiết kế một con chip mới, họ sẽ cố gắng đặt chúng trong bối cảnh của 3 năm sau đó. Điều này đồng nghĩa với việc con chip A11 được lên kế hoạch sản xuất khi Apple vẫn còn đang giới thiệu iPhone 6 ra với thế giới. Ở thời điểm đó, câu chuyện về AI cũng như khả năng máy học vẫn còn là chuyện hết sức xa vời, nhưng Apple sẵn sàng đánh cược rằng nó sẽ trở nên cần thiết vào ba năm sau.

Khả năng kiểm soát và phối kết hợp xuất sắc trong quá trình sản xuất


Con chip A11 Bionic chính là một trong những ví dụ điển hình nhất về khả năng cực kỳ ấn tượng của Apple trong việc kiểm soát quá trình sản xuất thiết bị. Quá trình này không chỉ nằm ở mặt thiết kế, lắp ráp thông thường, hay ở mặt phát triển hệ điều hành mới. Đối với Apple, cho dù là tự sản xuất những linh kiện nhỏ hay hoạt động cùng với những đối tác khác, họ vẫn luôn muốn trở thành người kiểm soát hoàn toàn cục diện.

Đương nhiên, con chip này không phải là sản phẩm mà Apple tự làm từ A đến Z, họ vẫn còn phải nhờ đến các xưởng chế tác giấu tên khác nữa. Vậy nên, một trong những yếu tố tối quan trọng trong quá trình sản xuất chính là khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu giữa các bộ phận. Và đây cũng là một trong những điểm cần phải lưu tâm khi làm việc tại Apple, để đảm bảo công việc của từng bộ phận đều có thể nằm trong hướng phát triển chung của toàn bộ tập đoàn.

“Trong quá trình phát triển sản phẩm, luôn luôn xuất hiện những thay đổi nằm ngoài kế hoạch.” Srouji chia sẻ. Công việc của chúng tôi là thực hiện những thay đổi đó.

 

Theo như lời Phil Schiller, thì “Đã từng có những lúc mà chúng tôi nhờ đội của Johny làm những việc khác hoàn toàn với kế hoạch của họ trong thời gian dài, thế nhưng họ vẫn hoàn thành nó một cách vô cùng xuất sắc. Mỗi lần chứng kiến ‘kỳ tích’ như vậy xảy ra, quả thật vô cùng ấn tượng.”

 

Và giờ đây, Apple đã có thể tự sản xuất hầu như tất cả mọi thứ, từ các thiết bị phần cứng cho đến ngôn ngữ lập trình hay hệ điều hành, và chúng sẽ hoạt động hoàn toàn ăn khớp với nhau, bởi “đó chính là ý đồ của đội ngũ thiết kế”.

 >> Lí do iPhone luôn cháy hàng khi ra mắt.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright © 2022. Thiết kế bởi Lê Minh Thành.