Tạo ra “tai thỏ” trên iPhone có phải là sai lầm của Apple?

Rất nhiều người dùng phàn nàn về tính thẩm mĩ của iPhone bởi phần notch hay gọi còn là “tai thỏ” trên iPhone X. Thậm chí, một số người hâm mộ Táo cắn dở đã mạnh mẽ phản đối sự xuất hiện của “tai thỏ”; nhưng đây chính là tính toán khôn ngoan của Apple.

Thật ra “tai thỏ” cũng chẳng ảnh hưởng lắm…


Người dùng than phiền về cái “notch” trên iPhone X chủ yếu là vì nó quá “choán chỗ”. Thế nhưng qua các bài review, Smith và các cộng sự nhận ra rằng: Sau một thời gian sử dụng iPhone X, họ thậm chí đã không để ý đến cái rãnh ở cạnh trên màn hình.

“Notch” được tạo ra chủ yếu để trang bị hệ thống camera TrueDepth với hàng loạt cảm biến đời mới phục vụ tính năng nhận diện khuôn mặt Face ID. Nên nhớ rằng, phần cứng phức tạp luôn chiếm nhiều không gian trên điện thoại. Face ID của Apple có thể coi là công nghệ nhận diện gương mặt tiên tiến nhất hiện nay.


Bên cạnh đó, “notch” không hề cản trở khi bạn lướt web hay xem phim. Kể cả khi tăng tỷ lệ màn hình để nội dung tràn ra sát các cạnh, “notch” cũng không gây ra bất kỳ phiền toái gì, theo góc nhìn của Smith. Nhược điểm duy nhất của “notch” là để lại ít diện tích cho thông tin, chẳng hạn như % pin của iPhone X.


“Tai thỏ” chính là đặc điểm nhận dạng thương hiệu của Apple


Dù đứng về phía nào của cuộc tranh luận hẳn mọi người đều phải thừa nhận “tai thỏ” đã trở thành công cụ marketing tuyệt vời. Chính vết khuyết tưởng chừng “vô duyên” này giúp người dùng nhận điện được iPhone X ngay lập tức.


Ngày nay, các công ty, đặc biệt là Apple rất thích thể hiện biểu tượng cho sản phẩm của họ. Họ luôn trình bày những hình ảnh tuyệt đẹp trên website, ứng dụng và cả hướng dẫn sử dụng.


Phần đông, nếu không nói là hầu hết người dùng điện thoại đều đi kèm ốp lưng bảo vệ nên nhìn vào chỉ thấy màn hình. Smartphone bởi thế lại trông càng giống nhau và khi diện tích màn hình tăng chiếm trọn mặt trước thì không còn chỗ để các nhà thiết kế tạo điểm nhấn nhận diện thương hiệu. Vậy nên, “tai thỏ” là cái gì đó khác biệt so với những chiếc màn hình thông thường, nó tạo sự tinh tế đến lạ kỳ.


Dù đã nhìn Pixel 2 XL, Galaxy S8 hay V30 ngoài đời, nhưng ngay cả dân chuyên Android cũng phải mất vài lần mới xác định đúng loại thiết bị. Dường như mắt chúng ta khó phát hiện ra điểm khác biệt ngay lập tức bởi tất cả đều là những màn hình chữ nhật lớn.


Nhưng điều đó lại không xảy ra đối với iPhone X. Cái “tai thỏ” đập ngay vào mắt bạn nên thật dễ nhận ra “A, đó là iPhone 10 của Apple”. Đó là dấu hiệu trực quan tạo nên thương hiệu của phiên bản smartphone kỷ niệm 10 năm, giống như logo Táo khuyết vậy.


Ở những thế hệ trước kia, biểu tượng của iPhone là nút home. Chi tiết này khiến iPhone trở nên khác biệt hẳn “hằng hà sa số” mẫu điện thoại Android với nút cảm ứng điện dung hoặc phím ảo bên trong màn hình.


Và khi nút home biến mất trên iPhone X, “notch” sẽ thay thế vai trò “biểu tượng của iPhone”. Nhờ “notch”, hình ảnh iPhone X sẽ trở nên đặc biệt hơn và dễ nhận diện hơn hẳn, thay vì trông giống như mọi “hình chữ nhật” khác.



Những nhà thiết kế lừng danh của Apple có lý nào lại mắc phải một lỗi sơ đẳng khi tạo ra “notch” cho iPhone X? Có lẽ là không, họ nhìn thấy nó như một tính năng, một biểu tượng làm iPhone X trở nên nổi bật hơn các thiết bị khác trên thị trường.


Apple muốn bạn chú ý tới vết khuyết cạnh trên như một lời nhắc nhở đó là của iPhone X. Nhiều khả năng, công ty sẽ tìm cách thu hẹp phần cạnh chứa các cảm biến, nhưng nhìn chung vẫn giữ kiểu thiết kế chữ V trong nhiều năm tới.


“Tai thỏ” không tạo cảm giác liền mạch trên màn hình nhưng lại là duy nhất trong thế giới smartphone. Apple đã tạo nên danh tiếng toàn cầu nhờ bản sắc về tính thẩm mỹ, đôi khi còn được ưu tiên hơn các tính năng quan trọng khác. Lần này, hãng thêm lần nữa đã thành công với ý tưởng của mình.




Di động V24h – Hệ thống Điện thoại bảo hành tốt nhất 


Địa chỉ: 214 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng


Hotline: 0167.845.9999 – 0225.281.9999

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright © 2022. Thiết kế bởi Lê Minh Thành.